Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2024

Bánh đa làng Chòm - Nức thơm đặc sản xứ Thanh

Nếu ở Bắc Giang nổi tiếng với bánh đa Kế; Thái Bình nổi tiếng với bánh đa làng Dụ Đại thì Thanh Hóa nổi tiếng với bánh đa làng Chòm hay còn được biết đến với cái tên bánh đa Thiệu Châu (ở xã Tân Châu, huyện Thiệu Hoá) - vùng đất càng nắng thì sẽ càng thơm, nức tiếng xa gần với nghề làm bánh đa có lịch sử hàng trăm năm tuổi. Bánh đa làng Chòm - Bánh đa Thiệu Châu. Kẻ Chòm - làng Chòm nay là làng Đắc Châu thuộc xã Tân Châu (xã Tân Châu được thành lập năm 2019 trên cơ sở sáp nhập xã Thiệu Châu và xã Thiệu Tân cũ), huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Nằm bên bờ sông Chu, được bù đắp bởi phù sa, bao đời nay nghề nông vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống của người dân làng Chòm. Không chỉ dừng lại ở hạt gạo làm ra, với sự chăm chỉ, khéo léo, người làng Chòm còn tạo ra thứ bánh đa thơm ngon nức tiếng xa gần. Bánh đa làng Chòm xốp mềm bởi gạo, thơm bùi nhờ vừng và giòn rụm sau khi nướng than hồng, ăn một lần là nhớ mãi không quên. Hàng trăm năm qua, những chiếc bếp ở làng Chòm vẫn luôn đỏ

Bưởi Luận Văn - Đặc sản 'tiến vua' hiếm có ở Thanh Hóa

Bưởi Luận Văn là sản vật quý hiếm từ thời Hậu Lê có nguồn gốc từ làng Luận Văn (xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) được biết đến với tên gọi khác là bưởi 'tiến vua' vì thường được cung tiến cho Vua, triều đình vào mỗi dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc. Bưởi Luận Văn - Sản vật 'tiến vua' quý hiếm của xứ Thanh. Bưởi Luận Văn có hương vị đặc biệt và vẻ đẹp độc đáo được nhiều người biết đến. Ngày nay, loại bưởi này vẫn đang được yêu thích mỗi dịp tết đến, xuân về. Bưởi Luận Văn không chỉ là một đặc sản Thanh Hóa tiến vua mà còn là biểu tượng văn hóa của vùng đất 'đặc sản' Thọ Xuân bên cạnh bánh lá răng bừa , nem nướng , bánh gai Tứ Trụ ,... Bưởi Luận Văn khi chín có lớp vỏ đỏ tươi, bắt mắt tạo nên một vẻ đẹp tự nhiên. Bên trong, các múi bưởi có màu đỏ hồng, mọng nước, vị ngọt thanh, chua dịu và hương thơm đặc trưng. Theo truyền thuyết, trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, vào đầu thế kỷ XV, Lê Lợi có lần đóng quân tại đây, người dân trong làng dùng loại