Chuyển đến nội dung chính

Bánh đa làng Chòm - Nức thơm đặc sản xứ Thanh

Nếu ở Bắc Giang nổi tiếng với bánh đa Kế; Thái Bình nổi tiếng với bánh đa làng Dụ Đại thì Thanh Hóa nổi tiếng với bánh đa làng Chòm hay còn được biết đến với cái tên bánh đa Thiệu Châu (ở xã Tân Châu, huyện Thiệu Hoá) - vùng đất càng nắng thì sẽ càng thơm, nức tiếng xa gần với nghề làm bánh đa có lịch sử hàng trăm năm tuổi.

Bánh đa làng Chòm - Bánh đa Thiệu Châu.

Kẻ Chòm - làng Chòm nay là làng Đắc Châu thuộc xã Tân Châu (xã Tân Châu được thành lập năm 2019 trên cơ sở sáp nhập xã Thiệu Châu và xã Thiệu Tân cũ), huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Nằm bên bờ sông Chu, được bù đắp bởi phù sa, bao đời nay nghề nông vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống của người dân làng Chòm. Không chỉ dừng lại ở hạt gạo làm ra, với sự chăm chỉ, khéo léo, người làng Chòm còn tạo ra thứ bánh đa thơm ngon nức tiếng xa gần. Bánh đa làng Chòm xốp mềm bởi gạo, thơm bùi nhờ vừng và giòn rụm sau khi nướng than hồng, ăn một lần là nhớ mãi không quên.

Hàng trăm năm qua, những chiếc bếp ở làng Chòm vẫn luôn đỏ lửa để giữ nghề làm bánh đa. Bánh đa làng Chòm được làm hoàn toàn từ những nguyên liệu trong vùng. Có một điều đặc biệt là những chiếc bánh vừa tráng xong đã có màu vàng nâu đẹp mắt.

Để làm được chiếc bánh đa Thiệu Châu ngon phải trải qua khá nhiều công đoạn; Gạo làm bánh chủ yếu là gạo Q5 và 203, gạo được vo kỹ, ngâm cho căng mọng, vớt ra và để ráo nước rồi đem xay. Vừng để làm bánh phải là những hạt căng mẩy, phơi kỹ và thật sạch sạn.

Bột sẽ đổ và dàn đều trên một tấm vải căng sẵn trên một nồi nước đang sôi với độ dày vừa phải, rồi rắc lớp vừng đều trên mặt bánh. Kỹ thuật rắc vừng đỏi hỏi sự chuyên nghiệp để vừng được rắc đều tay và đầy đặn trên khuôn bánh. Khi xong, đậy vung lại, hơi nước sẽ làm chín bột. Bánh phải chín đều mới ngon, vậy nên việc kiểm soát nhiệt độ rất quan trọng. Thêm nữa, tráng bánh có lẽ là công đoạn đòi hỏi sự khéo léo và kỹ năng nhiều nhất nhưng dưới đôi bàn tay của người thợ nơi đây, bánh được tráng đều tăm tắp, được đặt lên trành làm bằng tre, nứa rồi đem ra phơi. Bánh không được phơi quá khô, sẽ cong giòn và dễ gãy.

Người dân làng Chòm ai cũng góp sức để giữ nghề, ngay cả những đứa trẻ từ nhỏ đã biết phơi bánh phụ giúp bố mẹ, những người lớn tuổi thì ngồi quạt bánh. Người quạt bánh như một nghệ nhân với đôi tay khéo léo giữ đều gió, đều lửa, lật bánh đều nên bánh chín đều và vàng rộm tự nhiên. 

Bánh đa làng Chòm trước kia chỉ là thức quà quê nhưng giờ đã ngày một đi xa hơn đến mọi miền đất nước và còn được xuất khẩu sang Lào, Thái Lan,... cùng với các đặc sản khác của xứ Thanh như: bánh lá răng bừa, nem chua Thanh Hóa,...

Bánh đa làng Chòm hay bánh đa Thiệu Châu giòn tan, thơm phức, mùi thơm ngọt của mật mía, béo bùi của vừng nữa. Hương vị này đã được người dân làng Chòm lưu giữ qua bao đời để chiếc bánh đa là thức quà quê dân dã mà người đi xa nhớ về quê hương.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nem nướng Thanh Hóa - món ngon dân dã mà hấp dẫn

Thanh Hóa là nơi hội tụ của rất nhiều món ăn ngon, những món ngon của xứ Thanh chủ yếu đều không phải sơn hào hải vị gì cao sang nhưng chẳng kém phần cầu kỳ. Nem nướng Thanh Hóa là một trong những đặc sản trứ danh, dân dã mà hấp dẫn, khiến bất cứ ai được thưởng thức đều ấn  tượng khó quên. Nem nướng Thanh Hóa - món ngon khó cưỡng giữa lòng xứ Thanh. Nem nướng Thanh Hóa có nguồn gốc từ mảnh đất Thọ Xuân địa linh nhân kiệt với lịch sử hào hùng. Nơi sinh ra hai vị anh hùng dân tộc Lê Hoàn và Lê Lợi. Đây là món ăn có từ lâu đời, là đặc sản được dùng để tiến vua thời xưa. Do đó, món ăn tuy giản dị những không kém phần ngon và cầu kỳ. Mang hương vị thơm ngon, đậm đà, nem nướng Thanh Hóa đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây và là món quà ý nghĩa dành cho du khách khi đến với xứ Thanh. Hương vị đặc trưng và nguyên liệu tinh tế Nem nướng Thanh Hóa mang hương vị đặc biệt khó tả, khác biệt với các loại nem nướng khác. Nem không quá nhạt màu hay đậm, khi được nướng chín, vỏ nem giòn tan

Cháo lươn Thanh Hóa - món ngon trứ danh ít nơi có được

Cháo lươn là một món ăn ngon được nhiều người dân Thanh Hóa yêu thích. Đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho cả trẻ em, người già và mọi lứa tuổi bởi sự thơm ngon, bổ dưỡng. Cháo lươn Thanh Hóa - món ngon khó cưỡng. Khi nhắc tới đặc sản Thanh Hóa , nhiều người sẽ nghĩ ngay tới nem chua , nem nướng , chả tôm , bánh lá răng bừa ... thế nhưng còn có một đặc sản không thể không thưởng thức khi có dịp về với mảnh đất 'địa linh nhât kiệt' này, đó là cháo lươn. Cháo lươn có ở nhiều địa phương trong cả nước nhưng cháo lươn Thanh Hóa có những nét đặc trưng, khác biệt cuốn hút riêng, khiến nhiều khách du lịch khi đến với xứ Thanh có cảm giác ngậm ngùi tiếc nuối vì chỉ có thể thưởng thức đặc sản này ngay 'tại trận' mà không thể mang về. Để có món cháo lươn ngon, thì việc lựa chọn lươn là quan trọng nhất. Phải là loại lươn đồng với hai màu vàng đen săn chắc được bắt từ các 'vựa' lúa lớn ở xứ Thanh. Lươn được khử mùi tanh và loại bớt nhớt bằng cách vùi vào tro bếp hoặc vuốt lươn q

Bánh đúc sốt Thanh Hóa - món quà dân dã độc nhất vô nhị

Bánh đúc sốt là món ăn độc đáo với hương vị riêng biệt và màu xanh ngọc nổi bật mà chỉ Thanh Hóa mới có. Nó là thức quà giản dị gắn liền với tuổi thơ của nhiều người con xứ Thanh. Bánh đúc sốt - món quà dân dã chỉ có ở xứ Thanh. Bánh đúc vốn đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam, nhưng khi đến với Thanh Hóa bạn sẽ được thưởng thức một loại bánh đúc mà không hề giống với những nơi khác. Du lịch Thanh Hóa ngoài khám phá những danh lam, thắng cảnh lịch sử nổi tiếng và thưởng thức những đặc sản, những món ăn quen thuộc như: bánh nhè , bún chả , cháo canh , canh lá đắng ,... Bạn đừng bỏ qua món bánh đúc sốt rất độc đáo mà chỉ nơi đây mới có. Nguyên liệu chính dùng để làm món bánh này gồm có bột gạo tẻ và nước vôi trong. Bột gạo được nấu với nước vôi trong đến khi bột bánh hơi sánh lại thì thêm tóp mỡ, quấy đều tay đến khi bột bánh sôi lăn tăn thì đổ nước cốt rau ngót vào. Đây là bí quyết giúp cho bánh có màu xanh ngọc lạ mắt khác hẳn với bánh đúc thông thường. Đúng như tên gọi, bánh đú